Phương Án Tuyển Sinh Đại Học Giáo Dục Có Gì Thay Đổi?

14/09/2023
Trường Đại học Giáo dục (ĐHGD) trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nên các quy định tuyển sinh Đại học Giáo dục cũng giống kha khá như các trường khác thuộc ĐHQG. Vậy cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé! 

 

Đôi nét về trường Đại học Giáo Dục

Trường Đại học Giáo dục (ĐHGD) – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giáo dục, ứng dụng cho đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý và các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục. Với triết lý giáo dục của nhà trường là nhân bản và khai phóng, hướng đến mục tiêu giáo dục là đào tạo người học có nhân cách trưởng thành, vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề trong công việc. Sinh viên tốt nghiệp Trường ĐHGD sẽ là những người có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm quốc gia và khát vọng cống hiến; có kỹ năng giao tiếp, làm chủ công nghệ, thích ứng trong môi trường hội nhập chuyển đổi số; có kiến thức cơ bản về lĩnh vực Khoa học Giáo dục và Đào tạo giáo viên; có tư duy phản biện, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề phức tạp; tận tâm, chuyên nghiệp, hợp tác.

Trường ĐHGD là đơn vị thành viên của ĐHQGHN, vì vậy ngoài cơ sở vật chất nhà trường trực tiếp quản lý, nhà trường được sử dụng chung cơ sở vật chất (Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, thư viện, ký túc xá trung tâm học liệu, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập) của ĐHQGHN.

Trường Đại học giáo dục

Trường Đại học Giáo dục (ĐHGD)

Phương thức tuyển sinh Đại học Giáo dục 

  • Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT);
  • Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định;
  • Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức năm 2023 đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên;
  • Thí sinh có kết quả thi ĐGNL học sinh THPT do ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2023 đạt tối thiểu 750/1200 điểm trở lên;
  • Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level): Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level có kết quả 3 môn thi trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60); 
  • Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 trở lên. Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh cần khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT); 
  • Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36;
  • Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT;
  • Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (quy định trong Phụ lục 1) hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác (quy định tại Phụ lục 2) và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét 3 tuyển đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi THPT năm 2023 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn, riêng khối ngành sức khỏe điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 16 điểm).
  • Các chứng chỉ quốc tế phải còn hạn sử dụng tính đến ngày ĐKXT (thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày dự thi).

Điểm chuẩn tuyển sinh Đại học giáo dục năm 2023 

Mã ngành

Tên ngành

Điểm chuẩn

GD1

Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên (Gồm 5 ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học Tự nhiên)

25,58

GD2

Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (gồm 3 ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử và Địa lý)

27,17

GD3

Khoa học Giáo dục và Khác (gồm 5 ngành: Khoa học Giáo dục; Quản trị Chất lượng Giáo dục; Quản trị trường học; Quản trị Công nghệ Giáo dục; Tham vấn học đường)

20,50

GD4

Giáo dục tiểu học

27,47

GD5

Giáo dục mầm non

25,39

Đại học giáo dục

Đại học giáo dục

Tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Kết quả khảo sát sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được công nhận tốt nghiệp được xác định theo từng ngành, lĩnh vực đào tạo.

STT

Khối ngành

Chỉ tiêu

Trúng tuyển

Tốt nghiệp

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm

I

QH-2016-S

1

Sư phạm Toán 

50

63

47

95.2%

2

Sư phạm Vật lý 

50

43

21

88.9%

3

Sư phạm Hóa học

50

53

33

96%

4

Sư phạm Sinh học

50

16

8

100%

5

Sư phạm Ngữ Văn

50

67

54

94.7%

6

Sư phạm Lịch sử

50

37

17

85.7%

 

Tổng số

300

282

180

93.7%

II

QH-2017-S

1

Sư phạm Toán 

60

64

39

89.5%

2

Sư phạm Vật lý 

50

41

19

100%

3

Sư phạm Hóa học

50

43

25

93.3%

4

Sư phạm Sinh học

40

17

3

100%

5

Sư phạm Ngữ Văn

60

71

51

94.9%

6

Sư phạm Lịch sử

40

38

17

100%

 

Tổng số

300

274

154

94.8%

 

Chúng ta vừa tìm hiểu về thông tin tuyển sinh Đại học Giáo Dục. Để biết thêm nhiều thông tin tuyển sinh các trường khác, mời bạn xem tại link: www.edunet.vn