Tiềm Năng Tương Lai Của Ngành Công Nghệ Sinh Học

29/06/2023
Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường.

Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ sinh viên trong chăm sóc sức khỏe để chẩn đoán, điều trị các bệnh nguy hiểm, bệnh mới, ứng dụng công nghệ tế bào gốc; sản xuất vắc-xin, dược phẩm; tạo ra các sản phẩm sinh học phục vụ trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi,…; tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ hải sản có năng xuất, chất lượng và giá trị cao. 

Cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học

Trong tương lai, ngành công nghệ sinh học hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho những ai theo đuổi. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Giảng viên tại các trường Cao đẳng và Đại học: Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, những người trẻ đam mê môi trường sư phạm có thể trở thành giảng viên công nghệ sinh học tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học Chuyên nghiệp. Như một giảng viên, bạn sẽ có cơ hội làm việc cùng các nhóm nghiên cứu mạnh tại trường, được đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên cả trong nước và quốc tế.
  • Nghiên cứu viên tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu: Có nhiều đơn vị nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực công nghệ sinh học như Viện Sinh học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học và Viện Nghiên cứu hệ gen thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Công nghiệp Thực phẩm, Viện Nghiên cứu Ngô... Ở đây, bạn có thể làm nghiên cứu viên và tham gia vào các dự án nghiên cứu.

Ngành công nghệ sinh học hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng

Ngành công nghệ sinh học hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng

  • Nhân viên Phát triển sản phẩm tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công ty: Trong thời gian gần đây, hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D) đã được đầu tư mạnh mẽ trong cả các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân. Công việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới và phát triển các sản phẩm mới đã được giao phó cho phòng R&D và nhân viên Phát triển sản phẩm trực tiếp.
  • Kỹ thuật viên xét nghiệm và Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm: Công việc thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm xét nghiệm tại bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng ở các cấp từ Trung ương đến huyện, cũng như trong bệnh viện và phòng khám tư nhân
  • Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ: Trở thành chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ là một lựa chọn đối với các Kỹ sư, Cử nhân Công nghệ sinh học. Do đặc thù của cơ quan quản lý khoa học nên mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ và trực thuộc Bộ sẽ có những tiêu chí riêng về trình độ và bằng cấp đào tạo. Ngoài yêu cầu về chuyên môn thì các chuyên viên quản lý cần được bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng liên quan đến quản lý nhà nước như quản trị dự án, quản trị thông tin…
  • Kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư Công nghệ sinh học: Trong xu hướng phát triển những năm gần đây, các công ty nhập khẩu và phân phối hóa chất, thiết bị khoa học công nghệ đã tập trung nhiều vào mảng R&D và dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy, họ rất cần những nhân viên bán hàng có sự am hiểu sâu sắc về công nghệ của thiết bị cung cấp và những chuyên gia kỹ thuật có khả năng đảm nhận tốt các dịch vụ chăm sóc kỹ thuật sau bán hàng

Điểm ưu tiên tuyển sinh Đại học

Bạn có thích hợp với ngành công nghệ sinh học

Để thành công trong ngành Công nghệ sinh học, có những yếu tố quan trọng sau đây:

  • Đam mê với khoa học công nghệ: Vì đây là một ngành liên quan đến công nghệ hiện đại, cần có đam mê khám phá để đạt được thành công trong lĩnh vực này.
  • Học tốt các môn tự nhiên như Toán, Hóa, Sinh: Kiến thức vững chắc về những môn này là cơ sở để tiếp thu kiến thức chuyên sâu trong ngành Công nghệ sinh học.
  • Tư duy logic, tính tỉ mỉ, cẩn thận: Đây là những tố chất quan trọng đối với những ai muốn theo đuổi ngành này trong thời gian dài. Vì công việc thường liên quan đến thực hành trong phòng thí nghiệm, tham gia quy trình công nghệ sản xuất và chế biến với các chi tiết nhỏ, yêu cầu sự cẩn thận và chi tiết.
  • Trau dồi kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ: Bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi phát triển kỹ năng mềm và có khả năng giao tiếp tiếng nước ngoài. Điều này cũng áp dụng cho ngành Công nghệ sinh học để đạt được thành công trong sự nghiệp.

Bạn có thích hợp với ngành công nghệ sinh học

Bạn có thích hợp với ngành công nghệ sinh học

Bạn vừa tìm hiểu về ngành công nghệ sinh học và muốn tìm hiểu thêm về nhiều ngành nghề khác. Mời bạn xem thêm tại link: https://edunet.vn/